Nhóm côn đồ trộm xe SH làm 2 hiệp sĩ tử vong sẽ bị xử lý như thế nào ?

0

Theo như luật sư chia sẽ thì hành vi phạm tội của nhóm đối tượng trộm xe SH và đâm chết 2 hiệp sĩ ở Tp. Hồ Chí MInh đã cấu thành tội giết người và tội trộm cắp tài sản

Hiện trường được lực lượng chức năng phong tỏa nghiêm ngặt, điều tra vụ việc. (Ảnh: Cường Ngô)

Hiện trường được lực lượng chức năng phong tỏa nghiêm ngặt, điều tra vụ việc. (Ảnh: Cường Ngô)

Theo thông tin được biết vào tối ngày 13-5, một nhóm hiệp sĩ của quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh trong lúc bắt trộm thì bị nhốm trộm cướp phản kháng và tấn công lại, đâm chết 2 “hiệp sĩ” trên đường Cách Mạng Tháng 8 (phường 10, quận 3, TP.Hồ Chí Minh)

Danh tính của 2 hiệp sĩ đã tử vong là Nguyễn Hoàng Nam (Sinh năm 1989, Quê ở Đồng Nai) và Nguyễn Văn Thôi (SN 1976, quê ở Bình Định). Đây là thông tin của 2 thành viên trong nhóm hiệp sĩ Tân Bình do ông Trần Văn Hoàng làm trưởng nhóm. “Hiệp sĩ” Trần Văn Hoàng cũng bị nhóm trộm cướp tấn công bị thương khá năng và đang được điều trị tại Bệnh viện Nhân dân 115.

Sau khi trao đổi với PV, Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho biết, hành vi phạm tội của nhóm đối tượng trộm cướp đã cấu thành tội danh giết người và trộm cắp tài sản. Tội phâm và hình phạt được quy định tại điểm a,n khoản 1 Điều 123 và Điều 173 BLHS 2015.

Bày tỏ quan điểm về hành động của nhóm hiệp sĩ đường phố, luật sư Thơm cho biết theo hướng dẫn của Tòa án Nhân dân Tối cao: “Người thi hành công vụ là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình và cũng có thể là những công dân được huy động làm nhiệm vụ (như tuần tra, canh gác…) theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền, phục vụ lợi ích chung của Nhà nước, của xã hội”.

Tại khoản 1 điều 3 Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước quy định: “Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính,… hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính…”.

Như vậy, các hiệp sĩ tham gia phòng chống tội phạm cũng như mọi công dân nói chung đều có quyền bắt giữ người có hành vi phạm tội quả tang và áp giải ngay đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trong trường hợp này các hiệp sĩ đang thực hiện một công việc vì nghĩa vụ công dân (như bắt giữ kẻ phạm tội đang chạy trốn) tuy không phải là người thi hành công vụ, nhưng vì công việc đó bị sát  hại, thì các hiệp sĩ có thể được hưởng chính sách bảo hiểm xã hội như đối với người thi hành công vụ.

Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 2 người trở lên;

n) Có tính chất côn đồ;

Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

>>>>Nguồn: https://laodong.vn/phap-luat/xu-ly-nhu-the-nao-vu-bang-trom-xe-sh-dam-chet-2-hiep-si-606936.ldo

Share.